trường mầm non quận 1

Áp dụng dạy song ngữ có gây áp lực cho trẻ?

Bài viết nổi bật Tin tức mầm non

Sự nở rộ của các trường mầm non song ngữ hiện nay đã trở thành diễn đàn cho rất nhiều gia đình có con trong độ tuổi đi học mẫu giáo. Các diễn đàn trên mạng đã mở ra rất nhiều topic để các bố mẹ tranh luận với nhau về sự tiên tiến của các trường mầm non song ngữ. Mỗi người một ý kiến, song cùng với các trường mầm non của người Việt, thuê giáo viên nước ngoài hoặc từ các trường đại học ngoại ngữ trong nước thì các trường có trẻ nước ngoài cùng học, có tạo nên áp lực với trẻ em Việt Nam hay không cũng là một vấn đề cần xem xét.


Xem thêm:

Vinschool triển khai tích hợp giáo dục quốc tế IPC vào mầm non

Gò Vấp: Chương Trình Song Ngữ Cho Trẻ Mầm Non


Áp dụng dạy song ngữ có gây áp lực cho trẻ?

Học tại trường mầm non song ngữ có gây áp lực cho trẻ?

Theo bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành Trường mầm non song ngữ Hoa Trà My một trường chất lượng cao phải đáp ứng 4 tiêu chí cơ bản: Thứ nhất là cơ sở vật chất phải đảm bảo khang trang, rộng rãi, sạch đẹp…

Thứ hai là chương trình dạy phải có sự năng động, pha trộn giữa yếu tố truyền thống Việt Nam và yếu tố hiện đại của nước ngoài, giúp học sinh năng động, tự tin, sáng tạo, trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ một cách tự nhiên nhất.

Thứ ba là đội ngũ giáo viên, phải được tuyển chọn khắt khe, có trình độ, có thời gian thử việc nhất định để thể hiện cái tâm, cái tình với trẻ nhỏ.

Thứ tư là phải tuân thủ những chỉ đạo của ngành giáo dục, liên tục thay đổi, cập nhật những thông tin mới về cải cách giáo dục. Nhưng không phải trường nào cũng đạt được những tiêu chí này.

Các trường mầm non song ngữ như Kinderworld International, O’hana, Kaola, Unis… đội ngũ quản lý và một phần giáo viên là người nước ngoài, trong đó trẻ em người Việt được học cùng trẻ em nước ngoài, theo chương trình giảng dạy và cả bữa ăn cũng “rất Tây”.

Mong muốn của các bậc phụ huynh khi đưa con vào những trường như thế này với hy vọng con mình sẽ có cuộc sống tự lập theo phong cách của người nước ngoài vì theo quan điểm của giáo dục phương Tây, “đi học mẫu giáo là bắt đầu tham gia vào xã hội và cô giáo không có trách nhiệm trông con và nhồi nhét ăn uống”.

Tuy nhiên, các em học sinh Việt Nam sống trong một gia đình người Việt, hoàn toàn nói tiếng Việt, nếu được hòa nhập trong một cộng đồng đậm nét “Tây” như thế, có khiến các em sợ sệt, mất tự tin hay không.

Nhiều phụ huynh cho rằng, đi học trường song ngữ, hay “trường Tây” ngay từ khi còn nhỏ là bước đệm cho các cháu sau này có thể học ngoại ngữ tốt hơn. Song theo suy nghĩ của nhiều chuyên gia thì chưa hẳn là được tiếp xúc ngoại ngữ từ nhỏ sẽ tốt hơn các bạn bắt đầu học ngoại ngữ khi đã đọc viết thông thạo tiếng Việt.

Áp dụng dạy song ngữ có gây áp lực cho trẻ?

Bà Ngô Ngọc Vân, giáo viên ngoại ngữ trường Lomonoxop, Hà Nội cho biết: “Trong lớp học của tôi hiện nay, trình độ của các cháu đã được học ngoại ngữ từ nhỏ so với các cháu mới bắt đầu học không chênh nhau là mấy. Đơn giản vì các cháu học tiếng Anh từ khi đi học mẫu giáo, giờ học lại đã khiến bài giảng của cô giáo không hấp dẫn các cháu, chủ quan cho rằng mình đã biết rồi, trong khi đó, các bạn khác vào học theo mạch của giáo viên ngay từ đầu. Trên thực tế, cùng là một bài giảng tiếng Anh nhưng mỗi thầy cô lại có giáo trình khác nhau, những phần cháu đã học lồng ghép với những phần chưa được học nên sự thiếu tập trung của các cháu đã khiến các cháu hụt hơn các bạn khác”.

Trong vai một người tìm trường học mầm non cho con, chúng tôi đã tham khảo rất nhiều trường được quảng cáo là song ngữ chất lượng cao. Những trường này về cơ bản có điều kiện cơ sở vật chất tốt, học cụ phong phú, nhưng mức học phí thì không phải gia đình nào cũng chấp nhận được.

Trong điều kiện trường công lập còn thiếu thốn như hiện nay, sự bùng nổ của trường tư thục là điều đương nhiên vì có cầu ắt có cung. Nhưng nhiều trường vì đầu tư cho một cơ sở giáo dục quá tốn kém đã tự nâng cấp mình lên thành trường chất lượng cao, còn thực tế chất lượng giáo dục, đặc biệt là dạy ngoại ngữ cho các cháu thì không ai có thể kiểm soát được.

Theo bà Kim Anh, Hiệu trưởng Trường mầm non xã Mỹ Đình thì hiện nay trong trường bà có 1 lớp tiếng Anh, nhưng đó là lớp dạng năng khiếu, không thể dạy đại trà vì mỗi cháu có một khả năng tiếp nhận khác nhau, và số lượng là 50 cháu trên tổng số 800 học sinh của nhà trường.

Sự phát triển của xã hội đã khiến nhiều phụ huynh quá cầu toàn và kỳ vọng vào khả năng của con mình. Nhiều gia đình đã áp dụng cách nuôi con theo kiểu phương Tây, tự lập và nhanh chóng trưởng thành. Khi bé được 1 tuổi, rất nhiều ông bố bà mẹ đã cho con ra ngủ riêng, nhà có điều kiện thì phòng riêng, không có điều kiện thì làm thêm một chiếc giường hay cũi nhỏ nằm bên cạnh, miễn là không gần bố mẹ.

Có thể cách làm đó đúng, nhưng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thay đổi thường xuyên như Việt Nam, những cơn sốt bất thường lúc nửa đêm, bố mẹ liệu có biết để chăm sóc con (?). Và cũng như vậy với việc cho con đi học trường song ngữ để con trở thành “công dân toàn cầu” ngay từ tấm bé liệu có phải là một giải pháp tích cực?

Áp dụng dạy song ngữ có gây áp lực cho trẻ?

Cần quản lý chặt các trường mầm non song ngữ

Trước khi mở Trường mầm non song ngữ Hoa Trà My, chúng tôi đã làm những cuộc khảo sát, thấy rằng 100% phụ huynh được hỏi có mong muốn cho con ở độ tuổi mẫu giáo học song ngữ, làm quen với tiếng Anh qua các trò chơi, bài hát, câu chuyện, kịch, dã ngoại… phù hợp với các chủ điểm của Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường chỉ cần có cái tên trường là nước ngoài, có một vài giáo viên nước ngoài là trưng biển trường song ngữ, trường chất lượng cao, thậm chí là trường quốc tế. Vậy thế nào là trường quốc tế, trường chất lượng cao… chúng ta chưa có tiêu chí để cấp phép, bởi vậy nhiều trường lợi dụng điều đó để trưng biển, thu hút học sinh và thu học phí cao. Giáo dục những năm đầu đời rất quan trọng, giáo dục không chuẩn tạo nên nhân cách không tốt. Bởi vậy, Bộ GD-ĐT cần có những tiêu chí cụ thể về trường mầm non nói chung và trường mầm non chất lượng cao, trường quốc tế nói riêng, cơ sở giáo dục nào không đủ tiêu chuẩn thì không được phép treo biển hoặc bị xoá bỏ. Hiện nay, với các trường tư thục, Việt Nam chưa có ưu đãi gì, ngoài ưu đãi về thuế sử dụng đất, bởi vậy muốn nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập, ngoài việc gắn chặt quản lý, Nhà nước cần thiết phải có những ưu đãi.

Bà Lê Thị Thu Hà

(Giám đốc điều hành Trường mầm non song ngữ Hoa Trà My)

Ngoại ngữ chỉ là môn vừa học vừa chơi

Theo yêu cầu của phụ huynh, nhà trường cũng có tổ chức đầy đủ các lớp năng khiếu trong đó bao gồm cả tiếng Anh. Song trên cương vị một trường công lập, chúng tôi không coi đây là môn học chính mà chỉ là để cho các cháu có năng khiếu phát huy khả năng ngoại ngữ của mình. Đội ngũ giáo viên đứng lớp không thuộc biên chế nhà trường mà là giáo viên ngoại ngữ của một số trường khác, nhà trường chỉ quản lý hồ sơ. Trực tiếp quan sát các cháu học tiếng Anh trong lớp học này, tôi thấy đó như một buổi vui chơi hết sức thú vị, các cháu cũng rất mê say. Cô giáo hướng dẫn học tiếng Anh qua các trò chơi, các bài hát, các câu chuyện, một số câu đơn giản. Sự tiến bộ của các con khiến bố mẹ vui thì đương nhiên các thầy cô giáo cũng vui theo. Còn với những gia đình có nhu cầu nhưng cháu không có khả năng tiếp thu, không hòa nhập được với các bạn thì cô giáo sẽ trao đổi với phụ huynh, không cho các cháu học mà chờ dịp khác, tránh tình trạng ép buộc hay nhồi nhét trẻ là điều hết sức tránh ở trường chúng tôi. Các cháu được tham gia lớp học này đều đã 5 tuổi, bắt đầu được dạy làm quen với mặt chữ Việt. Còn đối các trường mầm non song ngữ chúng tôi không dám đánh giá vì mỗi trường có một ưu điểm riêng, chỉ mong các bậc cha mẹ trước khi gửi con vào một trường nào thì hãy tìm hiểu kỹ xem nó có phù hợp với con mình hay không.

Bà Nguyễn Thị Kim Anh (Hiệu trưởng Trường mầm non xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội)

Giáo viên phải có phương pháp linh hoạt

T rong quá trình học tập tại nhà trường, sinh viên đều được học ngoại ngữ căn bản nên ai có tinh thần cầu tiến học thêm ngoại ngữ, khi ra trường cũng có thể nói dạy được ngoại ngữ bắt đầu cho trẻ. Việc học ngoại ngữ ở lứa tuổi mầm non, theo tôi, nếu có phương pháp dạy tốt, kết hợp linh hoạt giữa dạy ngoại ngữ và dạy tiếng Việt thì sẽ không sợ trẻ lệch lạc tiếng Việt. Giáo viên phải có những kỹ năng dạy phù hợp với trẻ nhỏ chứ không thể bê phương pháp dạy cho người lớn vào được. Giáo viên bản ngữ truyền tải rất linh hoạt, vui nhộn giúp trẻ tiếp thu nhanh, tự nhiên. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khoá, thuyết trình giúp trẻ tự tin khi giao tiếp tiếng Anh, làm cơ sở cho việc học ngoại ngữ ở các cấp học sau.  Đứng ở góc độ chuyên môn và người làm cha mẹ, tôi không phản đối việc học ngoại ngữ nếu như con em mình có khả năng. Nhưng cũng cần phải chú ý trong giai đoạn hiện nay, các trường mầm non tư thục song ngữ chất lượng cao ngày càng nhiều, tuyển ồ ạt giáo viên cho các trường này vì cầu lớn hơn cung, sẽ ảnh hưởng đến cách phát âm của trẻ em. Nếu có điều kiện theo học sớm thì cũng tốt vì nó sẽ được ghi nhớ lên vỏ não, tạo thành một khu trung tâm trong não khiến các em học ngoại ngữ nhanh hơn trong tương lai. Tuy nhiên nếu con không có khả năng thì cũng không nên ép, sẽ làm trẻ mất tự tin trước đám đông, như thế lợi bất cập hại.

Tin tức mầm non

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *