giao-an-mam-non

Chủ đề đồ chơi của bé

Đồ chơi mầm non Giáo án lớp mầm


                                 CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
 giáo án lớp mầm Thời gian thực hiện: 3 tuần
( Từ ngày 03/10/2016 đến ngày 21/10/2016)
– Chủ đề nhánh 1: Những đồ chơi quen thuộc ( từ ngày 03-07/10/2016)
– Chủ đề nhánh 2: Những đồ chơi bé thích ( từ ngày 10-14/10/2016)
– Chủ đề nhánh 3: Những đồ chơi chuyển động và lắp ráp xây dựng ( từ ngày 17-21/10/2016)
I. MỤC TIÊU:
1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
a. Phát triển vận động:
– Trẻ thực hiện được động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp,bắt chước một số động tác theo cô: Hô hấp, tay, bụng, chân một cách nhịp nhàng
– Trẻ thực hiện được vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu:
+ Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò nhanh thẳng hướng tới đồ chơi
+ Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi trong đường hẹp
+ Thực hiện phối hợp vận động tay – mắt trong bài tập: Đứng ném bóng
– Trẻ thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay: co, duỗi ngón tay để xâu vòng hoa, xếp 4-5 khối gỗ cạnh nhau, vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
– Trẻ có 1 số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt: Trẻ biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau, ngủ một giấc buổi trưa, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.
– Trẻ nhận biết và tránh được 1 số nguy cơ không an toàn: Biết tránh vật dụng, nơi nguy hiểm (phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun…)khi được nhắc nhở, Biết tránh 1 số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế…) khi được nhắc nhở
2. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
– Biết tên đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, đồ chơi bé thích, đồ chơi chuyển động được và đồ chơi lắp ráp xây dựng của bé
– Thích tìm hiểu về các đồ vật xung quanh: luôn thích được chơi, cầm, nắm, kéo, đẩy, ngắm nghía,…các đồ chơi ở xung quanh
– Biết nhận biết các đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi, sử dụng được một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc
– Nhận biết và phân biệt được màu đỏ và màu xanh của một số đồ dùng đồ chơi, lấy cất đúng yêu cầu, NBPB to hơn và nhỏ hơn
3. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
– Trẻ biết lắng nghe và thực hiện được các yêu cầu đơn giản của cô
– Trẻ hiểu hầu hết câu nói trong sinh hoạt hàng ngày, phát âm rõ tiếng
– Hiểu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của cô giáo
– Hiểu nội dung câu truyện ngắn. Đọc được bài thơ với sự giúp đỡ của cô.
4. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ XÃ HỘI:
– Trẻ thích xem sách, truyện tranh đơn giản với 1-2 nhân vật
– Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi
– Thích chơi với bạn: Biết chào cô, chào bạn khi được nhắc nhở
– Trẻ hứng thú nghe nhạc, nghe hát, hát được bài hát kết hợp vỗ tay cùng cô, làm được một số động tác minh họa theo bài hát
– Biết nghe lời người lớn và thích chơi với bạn, thích thú khi được hoạt động với đồ vật
II. MẠNG NỘI DUNG:

– Tên gọi: Đồ chơi nấu ăn; đồ chơi gia đình (nồi, xoong, bát, thìa, giường, tủ, bàn, ghế, bóng, vòng,…)
– Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc của đồ chơi (nồi, chảo, cốc có quai để cầm; bóng, vòng lăn được,…)
– Cách chơi:
+ Đồ chơi nấu ăn: đặt nồi lên bếp để đun, nấu; Khuấy, đảo bột ra đĩa; xúc cho bé ăn,…
+ Các đồ chơi với bóng, vòng: Có thể lăn cho vòng chạy, đá cho bóng lăn hoặc tung lên…hoặc chơi chui qua vòng.  

  blogmamnon.net sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *