Giúp trẻ phát triển toàn diện

Để những ”búp măng non” phát triển toàn diện

Đồ chơi mầm non Thiết bị mầm non Tin tức mầm non

Trẻ là búp măng tương lai của đất nước búp măng ấy có phát triển tốt thì đất nước sau này mới phát triển phồn thịnh. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền tảng giáo dục tốt”; những năm qua, huyện Lương Tài luôn quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non bằng việc quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường huy động công tác xã hội hóa; đặc biệt là chỉ đạo các trường mầm non đổi mới trong phương pháp nuôi dạy trẻ, tạo sự chuyển biến về chất ở bậc học để những “búp măng non” phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Hình ảnh có liên quan

Có thể bạn quan tâm: Bàn ghế cho bé theo tiêu chuẩn

Huyện Lương Tài hiện có 17 trường mầm non công lập với khoảng gần 2.000 trẻ nhà trẻ, hơn 6.000 trẻ mẫu giáo. Đội ngũ giáo viên có 655 người; trong đó có 49 cán bộ quản lý, 606 cán bộ giáo viên, nhân viên hành chính, được bố trí từ 1,85- 1,87 giáo viên/nhóm, lớp. Từ việc xác định: Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo, huyện Lương Tài luôn dành sự quan tâm kịp thời, tạo điều kiện để mỗi nhà trường “bứt phá” về chất lượng giáo dục.

Để thực hiện được mục tiêu đó, Phòng GD&ĐT huyện Lương Tài đã chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non tới 100% trường mầm non để từ đó mỗi trường tự xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi của trẻ đang theo học. Chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, như: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “dạy tốt, học tốt”…; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực, phẩm chất của học sinh; triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới, thực hiện có hiệu quả chuyên đề: “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, chuyên đề “phát triển vận động”, chương trình “sữa học đường” trong các nhà trường; triển khai thí điểm cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Mặt khác, Phòng GD&ĐT huyện cũng như ban giám hiệu các trường thường xuyên tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, trao đổi phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên với nhiều nguồn tài liệu phù hợp để tìm ra các phương pháp soạn giảng mới, sáng tạo, nhằm thu hút và phát huy tính tích cực, ham học hỏi ở trẻ. Quan tâm để đội ngũ giáo viên tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, với tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn hiện nay chiếm 100%, trên chuẩn chiếm 96,3%.

Kết quả hình ảnh cho thiết bị mầm non

Huyện luôn ưu tiên tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị cho hệ thống trường lớp bậc mầm non để nâng cao chất lượng giảng dạy, thu hút trẻ tới lớp nhiều hơn. Hiện bậc học có gần 250 phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 93,6%; hầu hết các trường mầm non đều có đủ đồ chơi học sinh, thiết bị phòng nhạc, họa, đồ dùng dạy học, bàn ghế mầm non theo tiêu chuẩn, đồ chơi trong lớp và đồ chơi ngoài trời phục vụ hiệu quả cho việc dạy và học với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” ; 100% số trường có công trình nước sạch, công trình vệ sinh và đa số trường mầm non được công nhận tiêu chuẩn xanh- sạch- đẹp.

 Ở các trường, trong mỗi giáo viên luôn chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, tâm huyết với nghề, đi liền với kiểm tra đánh giá đúng chất lượng học sinh; lấy kết quả học tập, rèn luyện của học sinh là một trong những căn cứ quan trọng để phân loại và đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng đối với cán bộ quản lý, giáo viên và mỗi nhà trường. Ngoài ra, các trường xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với từng độ tuổi, như: tạo cảnh quan môi trường giáo dục an toàn, thân thiện giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, khám phá; quan tâm giáo dục nhóm, cá nhân trẻ; thường xuyên phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo sự đồng thuận trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; chú trọng nâng cao chất lượng cô nuôi; quan tâm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các hoạt động ăn, nghỉ tại trường của các cháu, đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% trẻ, nhằm phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì để kịp thời trao đổi cho phụ huynh có biện pháp chăm sóc phù hợp…

Từ các giải pháp đồng bộ đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đơn cử như năm học 2016- 2017 vừa qua, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến lớp đạt 36,8%, mẫu giáo đạt 99,9%, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt kết quả vững chắc, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân đạt 1,1%, thấp còi đạt 1,5%; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhà trẻ đạt yêu cầu 88,2%, mẫu giáo đạt yêu cầu 95%. Huyện Lương Tài có 14/17 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; trong đó có 7/17 trường đạt chuẩn mức độ 2.

Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, thời gian tới, các trường mầm non huyện Lương Tài tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị giáo dục mầm non cùng đồ dùng đảm bảo đủ điều kiện cho việc dạy và học; tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; góp phần tạo sự phát triển vững chắc của bậc học mầm non.

Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *