giao-an-mam-non

Giáo án lớp lá chủ đề gia đình

Giáo án lớp lá Giáo án mầm non

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Tải Về [30.69 KB]

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 04
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
Thời gian: 4 Tuần (Từ ngày 03/ 04 đến ngày 28/ 04/ 2017)

I.MỤC TIÊU:
1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
– Trẻ khỏe mạnh, tăng cân và chiều cao hợp lí, có thể tham gia các hoạt động vừa sức.
+ Trẻ trai: Cân nặng đạt: 12,7 kg – 21,2 kg.
Cân cao đạt: 94,9 kg – 111,7 cm.
+ Trẻ gái: Cân nặng đạt: 12,3 kg – 21,5 kg
Chiều cao đạt: 94,1 kg 111,3 cm.
– VĐCB: thực hiện được 1 số vân động cơ bản: ném, bật, trườn
– VĐ tinh:
+ Có thể xếp chồng các khối với nhau: khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ…
+ Biết tự thay xếp quần áo…
-DDSK:
+ Biết ăn đa dạng các món ăn- biết các thực đơn trong tháng- biết không đem quà – sữa vào lớp.
– Có kĩ năng trong một số hoạt động cần có sự khéo léo của đôi bàn tay: xâu, buộc dây, tô, vẽ các nét cơ bản
– Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe: tên món ăn, chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm từ thực vật, biết vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.
– Có một số thói quen kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn cho bản thân: biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, biết rửa tay trước khi ăn, rửa tay khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh, biết tránh nơi nguy hiểm đảm bảo an toàn như: nhà bếp, điện, ao hồ sông rạch, biết mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp thời tiết.
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
– Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
– Khám phá các thành viên trong gia đình, các kiểu nhà, nhu cầu của gia đình.
– Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý ghi nhớ có chủ định:
+ Quan sát và so sánh đồ dùng trong gia đình, các kiểu nhà
+ Biết công việc của các cô và bố mẹ. Biết nhà, điện thoại của ba mẹ
– Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau về bản thân
– Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau
+ Nói về gia đình của bé, ngôi nhà của bé, nhu cầu trong gia đình
+ thể hiện vai các thàng viên trong gia đình qua trò chơi đóng vai
– Có một số khái niệm sơ đẳng về toán: Tạo thành nhóm theo đúng vị trí, So sánh cao- thấp, nhận biết hình chữ nhật, hình tam giác.
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
– Có khả năng lắng nghe, nghe hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
+ Biết nghe và trả lời tròn câu. Hiểu và trả lời được câu hỏi của cô.
– Có khả năng biểu đạt nhiều cách khác nhau.
– Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa
+ Biết thưa cô khi trẻ lời , biết chào khi người lớn đến lớp cũng như khi có khách đến nhà chơi
– Có khả năng nghe và lại sự việc, kể lại truyện.
– Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu bài thơ, đồng dao.
– Có một số kĩ năng việc đọc : đọc to , rõ và diễn cảm các bài thơ, đồng dao, ca dao về gia đình.
+ Biết cách xem sách, cách để tô và vẽ về gia đình.
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI:
– Có ý thức về gia đình của mình
+ Biết ăn, ngủ, vệ sinh, nghỉ ngơi hợp lý, biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà sạch sẽ, không rác bừa bãi, biết vệ sinh đồ dùng sạch sẽ.
– Có một số phẩm chất cá nhân: Tự tin, mạnh dạn, tự lực.
+ Biết giao tiếp tự tin với bạn và người khác, biết lấy đồ chơi theo ý thích và tiến hành chơi.
+ Mạnh dạng tự tin kể về gia đình của cháu
– Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, quan tâm.
– Thực hiện một quy tắc, quy định trong sinh hoạt gia đình, sinh hoạt cộng đồng
5. PHÁT TRIỂN THẢM MỸ:
– Có khả năng hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình: múa hát các bài hát về gia đình, cha mẹ.
– Biết nhận xét

Blogmamnon.net – Hội giáo viên mầm non TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *