ngày nhà giáo việt nam

Phong bì ngày 20/11: Nỗi ám ảnh của cả phụ huynh lẫn giáo viên

Đồ chơi mầm non Thiết bị mầm non Tin tức mầm non

Muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy, một câu nói thật sự ý nghĩa nói đến lòng biết ơn của mọi thế hệ học trò dành cho người lái đò. Ngày 20/11 sắp đến, để bày tỏ sự trân trọng, biết ơn đối với những giáo viên vất vả hàng ngày dạy dỗ con mình, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết nên tặng gì cho các thầy cô.

Hình ảnh có liên quan

Chia sẻ về điều này, một phụ huynh (xin được giấu tên) tại Hà Nội cho hay: “Tặng thầy cô phong bì bây giờ là xu thế rồi. Ai ai cũng tặng phong bì, quan trọng là phong bì nhiều hay ít thôi. Những thứ như váy áo, mỹ phẩm, bút, ví… không còn trở nên hữu dụng như ngày trước nữa. Tặng rồi chẳng biết giáo viên có thích không, có dùng không, chi bằng tặng phong bì cho nhanh, thầy cô thích gì thì tự đi mua.

Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, chuyện phong bì thực sự là nỗi ám ảnh với những gia đình không mấy khá giả. Không tặng quà thì sợ giáo viên “trù dập”, không quan tâm đến con. Nhà mà có 2 đứa con thì mỗi dịp lễ Tết cũng hết đôi triệu, trong khi thu nhập của hai vợ chồng cũng chỉ tầm ấy, lại còn chi tiêu đủ thứ”.

Có thể bạn quan tâm:

Vậy ngày 20/11, có nên tặng thầy cô phong bì hay không?

Phong bì ngày 20/11: Nỗi ám ảnh của cả phụ huynh và giáo viên? - 1

Liên quan đến vấn đề này, PV Báo điện tử Infonet đã có buổi trò chuyện cùng TS. Lương Hoài Nam – một chuyên gia uy tín trong ngành Giáo dục nước ta.

Theo TS. Nam: Việc tặng phong bì cho giáo viên hay cho bác sĩ sau khi khám, chữa bệnh, hay tặng phong bì cho cán bộ của sở này, phòng nọ sau khi họ giải quyết xong công việc của người dân là thực tế phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhưng tôi nghĩ mọi người đều mệt mỏi, chẳng mấy ai hứng thú với việc tặng phong bì.

Kết quả hình ảnh cho chủ đề ngày nhà giáo việt nam 20/11

Chuyện phong bì là một nỗi ám ảnh, mỗi việc tính bỏ vào phong bì bao nhiêu tiền đã đủ đau đầu. Nhiều khi phong bì là một vòng luẩn quẩn: mình nhận phong bì của người này rồi tặng phong bì cho người khác. Nhưng với những người công nhân, nông dân nghèo thì phong bì chỉ có mỗi “chiều ra”. Chẳng ai tặng phong bì cho họ.

Người ta dùng khái niệm “tham nhũng vặt” cũng không sai. Ở Trung Quốc có tham nhũng không? Có chứ, chính họ thừa nhận nước họ có nạn tham nhũng rất nặng và xử lý đến hàng triệu người, nhưng chủ yếu là tham nhũng liên quan đến đầu tư, mua sắm công, tài sản công.

Những ai sống ở Trung Quốc sẽ thấy có rất ít tham nhũng vặt. Gần như không có chuyện con mình đi học thì mình phải tặng phong bì cho giáo viên, người nhà vào viện phải tặng phong bì cho bác sĩ, ra phường giải quyết công việc thì phải tặng phong bì cho cán bộ phường… Nếu tham nhũng vặt không còn hoặc giảm bớt đi thì người dân sẽ dễ thở hơn rất nhiều.

Kết quả hình ảnh cho chủ đề ngày nhà giáo việt nam 20/11

Tuy nhiên, một ý kiến khác thì cho rằng: “Tham nhũng vặt như anh nói thì quá chung chung và không nên đánh đồng với giáo viên. Bởi lẽ, với nghề giáo viên, bạn không đưa phong bì giáo viên vẫn dạy con bạn. Có hai trường hợp, một là bạn đưa phong bì để giáo viên nâng điểm cho con bạn và hai là khi giáo viên dạy con bạn tốt thì bạn cầm phong bì đến cảm ơn cô giáo, giống như mình thưởng cho nhân viên phục vụ khi họ làm tốt chứ không thể đánh đồng hai việc đó là tham nhũng vặt”.

Về điều này, TS Lương Hoài Nam cho hay: “Rất khó phân biệt đâu là phong bì cảm ơn giáo viên và đâu là dùng phong bì lợi dụng giáo viên. Thử hình dung, nếu ở Nhật Bản, Mỹ hay ở Tây Âu mà giáo viên nhận “phong bì cám ơn” của phụ huynh học sinh thì sẽ thế nào? Nếu bị phát hiện, họ sẽ bị đuổi việc ngay, đừng nói đây là “tiền cám ơn”! Tặng hoa thì vô tư. Tôi không tán đồng việc đưa và nhận phong bì ngày 20/11, mặc dù vợ tôi là giảng viên”.

sưu tầm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *