phu-cap-va-uu-dai-cua-giao-vien-mam-non

Phụ cấp và ưu đãi của giáo viên mầm non

Bài viết nổi bật Tin tức mầm non
Xem thêm:

Hệ số lương giáo viên mầm non không cao nên rất nhiều thầy cô giáo gặp khó khăn trong đời sống hàng ngày và phải làm thêm nhiều việc khác nhau để duy trì được niềm đam mê với nghề. Chính vì vậy, Bộ giáo dục & Đào tạo đã ra văn bản về phụ cấp ưu đãi giáo viên, nhằm hỗ trợ thêm cho các giáo viên nói chung và các giáo viên mầm non nói riêng. Với phụ cấp ưu đãi giáo viên, các giáo viên mầm non sẽ thoải mái hơn trong cuộc sống và có thể dành nhiều thời gian cho công việc của mình. Vậy với chế độ phụ cấp ưu đãi, các giáo viên sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Phụ cấp và ưu đãi của giáo viên mầm non

Mức phụ cấp cho giáo viên mầm non

Theo quyết định về phụ cấp ưu đãi giáo viên số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, thì đối với mỗi khu vực khác nhau giáo viên mầm non sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi giáo viên khác nhau và có hiệu lực từ cuối năm 2004:
– Đối với các giáo viên mầm non đang trực tiếp giảng dạy tại đồng bằng, thành phố, thị xã… thì sẽ nhận được mức phụ cấp là 35%.
– Đối với giáo viên mầm non đang giảng dạy trực tiếp tại các trường mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện sống khó khăn thì sẽ nhận được mức trợ cấp là 50%.

Với mức phụ cấp ưu đãi giáo viên như trên thì các giáo viên có thể linh động hơn cho các chi tiêu trong gia đình, có nhiều thời gian hơn để tìm kiếm thông tin, chuẩn bị giáo án cho những bài học trên lớp.

Phụ cấp và ưu đãi của giáo viên mầm non

Ai được hưởng chính sách này

Chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên sẽ dành cho cả giáo viên đang giảng dạy tại các trường công lập và tư thục:
– Đối với các giáo viên mầm non đang hoạt động tại các trường công lập thì sẽ được hưởng theo chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên đúng theo quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam.
– Đối với các giáo viên tư thục thì sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi giáo viên tùy thuộc vào tình hình tài chính của trường, theo chính sách đãi ngộ của trường hoặc theo những cống hiến của giáo viên đối với trường.
Nghề “trồng người” luôn là một nghề nghiệp cao cả và không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào. Mong rằng, với những thay đổi tích cực của nền kinh tế hiện nay, đời sống của giáo viên sẽ được cải thiện ngày một đáng kể. Chúc cho các thầy cô giáo sẽ luôn vững tin và yêu nghề trên bục giảng thiêng liêng của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *