DẠY TRẺ 4-5 TUỔI SO SÁNH CHIỀU DÀI CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu:
– giáo án lớp mầm Trẻ so sánh để phân biệt sự giống nhau và khác nhau về chiều dài.
2. Chuẩn bị:
– Mỗi trẻ 3 đồ dùng, trong đó có 2 cái dài bằng nhau, cái còn lại dài hơn hoặc ngắn hơn, độ chênh lệch không rõ nét, chẳng hạn 3 dây len (3 dây nơ, băng giấy mềm).Những đồ dùng này cuộn lại để trong hộp đồ chơi cho trẻ. – Đồ dùng của Cô : tương tự của trẻ và một bộ có kích thước lớn hơn, ví dụ 3 băng giấy, độ chênh lệch rõ nét màu sắc khác nhau.
3. Hướng dẫn:
+ Phần 1: Ôn phân biệt chiều dài. – Cô giơ 2 băng giấy không dài bằng nhau cả lớp nhận xét băng giấy nào dài hơn (ngắn hơn); cô làm thử động tác so sánh để trẻ thấy phần thừa. Cho trẻ nói kết quả. – Cô làm tương tự với 2 băng giấy dài bằng nhau. + Phần 2: Dạy trẻ so sánh chiều dài. – Cô phát đồ chơi cho trẻ, cô cho trẻ tìm tất cả dây dài bằng nhau. Cô và trẻ cùng làm, khi đó trẻ sẽ phải so sánh để tìm 2 dây dài bằng nhau: – Cô cho trẻ thử xem 2 dây đã chọn có đúng dài bằng nhau không, Cô và trẻ cùng làm, cô dạy trẻ kỹ năng so sánh bằng cách vừa làm vừa nói từng bước cho trẻ cùng làm. Cô cho trẻ nhận xét về cách làm và kết quả, gợi để trẻ nói được ý: không đầu nào thừa. – Cô và trẻ thử dây còn lại. Cô và trẻ cùng làm lại các bước của kỹ năng so sánh. Cô kiểm tra trẻ làm. Cho trẻ nhận xét về kết quả, gợi để trẻ nói được ý: “Một đầu bằng (trùng) nhau, đầu kia thừa “. + Phần 3: Luyện tập. – Cho trẻ cất 2 dây dài bằng nhau đế tặng em lớp bé. Dây còn lại cho trẻ dùng để đo các đồ vật trong lớp và nói kết quả.
—————————————————————————————————————-
DẠY TRẺ 4-5 TUỔI SO SÁNH CHIỀU RỘNG CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu:
– Dạy trẻ so sánh phân biệt sự giống nhau và khác nhau về chiều rộng của 2 đối tượng.
2. Chuẩn bi:
– Mỗi trẻ 3 đồ dùng, chằng hạn dải nơ thể dục, trong đó 2 cái rộng bằng nhau, cái còn lại rộng hơn hoặc hẹp hơn. Những đồ dùng này cuộn lại để trong hộp. Các đồ dùng này khác biệt không rõ nét. – Đồ dùng của cô : giống của trẻ, và một bộ đồ dùng có kích thước lớn hơn, chênh lệch rõ nét hơn, ví dụ băng giấy.
3. Hướng dẫn:
+ Phần l: Ôn phân biệt chiều rộng – Cô cho trẻ chỉ chiều rộng của băng giấy. Cô cho trẻ nhận xét từng cặp 2 băng giấy một để phát hiện băng giấy nào rộng (hẹp) hơn, 2 băng giấy rộng bằng nhau. Cô làm thử động tác so sánh để trẻ thấy phần thừa, nhận xét kết quả. + Phần 2: dạy trẻ so sánh chiều rộng. – Cô cho trẻ tìm 2 nơ rộng bằng nhau trong số 3 nơ của mỗi trẻ. Cô và trẻ thử kết quả, qua đó hướng dăn trẻ cách so sánh chiêu rộng. – Cô và trẻ cùng thử xem nơ còn lại có đúng không rộng bằng 2 nơ đă chọn không? Cô cùng làm với trẻ và kiểm tra cách làm của trẻ. Cho trẻ nhận xét và nói kết quả, gợi cho trẻ nói được ý: “ở một phía trùng (bằng) nhau, còn phía kia thừa ra… + Phần 3: Luyện tập – Cho trẻ cất 2 nơ rộng bằng nhau – Cho trẻ so sánh nơ còn lại với một số đồ chơi Cô chuẩn bt sẵn, Ví dụ: băng giấy, băng vải, hộp bút v.
DẠY TRẺ 4-5 TUỔI SO SÁNH CHIỀU RỘNG CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu:
– Dạy trẻ so sánh phân biệt sự giống nhau và khác nhau về chiều rộng của 2 đối tượng.
2. Chuẩn bi:
– Mỗi trẻ 3 đồ dùng, chằng hạn dải nơ thể dục, trong đó 2 cái rộng bằng nhau, cái còn lại rộng hơn hoặc hẹp hơn. Những đồ dùng này cuộn lại để trong hộp. Các đồ dùng này khác biệt không rõ nét. – Đồ dùng của cô : giống của trẻ, và một bộ đồ dùng có kích thước lớn hơn, chênh lệch rõ nét hơn, ví dụ băng giấy.
3. Hướng dẫn:
+ Phần l: Ôn phân biệt chiều rộng – Cô cho trẻ chỉ chiều rộng của băng giấy. Cô cho trẻ nhận xét từng cặp 2 băng
blogmamnon.net sưu tầm