Mua gì cho con? Một câu hỏi không phải cha mẹ nào cũng tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho mình. Với thị trường đồ chơi ngày một đa dạng phong phú lại càng làm khó trong cách lựa chọn hơn, những đồ chơi không lành mạnh hay xuất xứ không rõ ràng lại thật tinh xảo trong cách làm bề ngoài bắt mắt khiến trẻ hứng thú. Những thứ đồ chơi được trẻ thích thú ấy có mấy ai biết mức độ độc hại vô hình nó mang lại cho trẻ.
Trẻ nhỏ khi ngậm, mút, thổi bóng bay phát sáng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bóng bay phát sáng
Là món đồ chơi có giá khoảng 4.000 đồng/bóng bay đang gây sốt. Thông tin từ các nhà khoa học Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học &Công nghệ Việt Nam) bóng bay phát sáng này đã được dùng phụ gia như chất tạo màu, lưu huỳnh, bột màu, bột tan… và cả khí hidro chiết xuất từ quá trình điện phân axit-có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, nhất là hệ hô hấp của trẻ nhỏ.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học-Công nghệ thực phẩm, dung dịch màu dùng trong ngành công nghiệp in, nhuộm, phần lớn là các hợp chất mạch vòng rất độc. Trẻ nhỏ khi ngậm, mút, thổi bóng bay là tiếp xúc trực tiếp, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ và có thể gây ung thư. Vì vậy không nên cho trẻ tiếp xúc gần với bóng bay.
Nhẫn đồ chơi bé gái
Năm trước một bé gái được mẹ mua chiếc nhẫn đẹp, đeo được 3 tháng thì nhẫn bong tróc dần, đồng thời chỗ đeo nhẫn sưng to, lan sang cả các ngón tay khác. Theo các bác sĩ, bé bị nhiễm trùng do loại đồ chơi này có hàm lượng Nickel vượt mức cho phép. Nickel tiếp xúc trực tiếp qua da, qua đường hô hấp, hay ngậm trong miệng có thể gây mẫn cảm mạnh, dị ứng, nặng, ảnh hưởng tới gan và thận.
Có thể bạn quan tâm:
Miếng dán hoạt hình
Những miếng dán hoạt hình stickers có nguồn gốc từ Trung Quốc trẻ em rất thích, nhưng cực kì nguy hại vì có chất Phthalates – theo Cơ quan RAPEX (hệ thống cảnh báo nhanh các loại sản phẩm không phải là thực phẩm thuộc liên minh châu Âu) cho biết những miếng dán hình thú hay mặt cười của Trung Quốc có chứa DEHP và DINP thuộc danh mục cấm, không được có trong đồ chơi của trẻ em.
Đèn lồng, đồ chơi phát sáng
Các loại đồ chơi vũ khí hạn chế cho trẻ chơi, sẽ khiến trẻ có xu hướng bạo lực, dễ cáu gắt, bạo lực với mọi người.
Các loại đèn lồng, đồ chơi phát sáng xuất xứ từ Trung Quốc có hình thức đẹp, có đèn phát sáng, nhưng ảnh hưởng lớn đến tai, mắt và có tác động xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ. Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học đã từng tiến hành kiểm nghiệm 2 mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc, thấy lượng muối Cadimi (Cd) dùng sơn phủ hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép.
Chất Cadimi dùng sản xuất pin, tạo màu lớp sơn phủ, bôi trơn trên đồ nhựa. Cadimi gây ngộ độc ở tất cả các thể: Rắn, lỏng, khí. Trẻ em ngậm đồ chơi vào miệng, cầm nắm đèn lồng lâu ngày ở nồng độ cao chất Cadimi ngấm vào cơ thể gây loãng canxi, giòn xương, lâu ngày sẽ dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu, tăng nguy cơ dị dạng cho thai nhi, gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến não bộ trẻ, dị ứng…
Loại lồng đèn dùng đèn cầy để thắp sáng còn có thể gây bỏng vùng mặt, đầu khi trẻ chơi mà bố mẹ không để ý.
Mặt nạ gây dị ứng da
TS Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật thuật hóa học (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, các màu sắc trên mặt nạ nhựa dùng từ ion kim loại nặng. Nguy hiểm là trẻ đeo mặt nạ dễ nuốt và hít những hạt bụi màu li ti bay ra, tích tụ trong cơ thể sẽ dẫn đến mắc bệnh ung thư, tổn hại sức khỏe. Những hạt kim tuyến, lớp sơn phủ cũng gây kích ứng, gây ngứa và tổn thương làn da non nớt của trẻ.
Tốt nhất cho trẻ chơi mặt nạ giấy bồi, tuy không màu sắc rực rỡ nhưng an toàn. Nếu trẻ chơi mặt nạ thời trang, bố mẹ cần quan sát, nếu thấy các biểu hiện khác lạ cần đưa đi viện sớm.
Đất nặn
Đất nặn là món đồ chơi có thể tổn hại đến hệ thống sinh sản của trẻ vì có hàm lượng nguyên tố kim loại, chất bảo quản, Aromatic amine, chất hữu cơ TVOC, Boron (một loại muối của axít Boric) dùng làm chất tẩy rửa, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, chất hãm lửa… quá cao (tới 3.884mg/kg).
Chất độc hại đi vào cơ thể thông qua hệ hô hấp, da, khoang miệng gây kích ứng da, tổn hại hệ thần kinh, khí quản… Nuốt phải, hoặc tiếp xúc với hàm lượng Boron quá lớn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe trẻ em.
Vũ khí giả – nguy cơ cho mắt và cơ thể
Đồ chơi bạo lực như: Súng bắn đạn, cao su, súng lase, phi tiêu, dao, kiếm… tiềm ẩn nhiều nguy cơ với trẻ nhỏ. Năm 2016, 32 học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (Đắk Nông) bị khó thở, co giật, ngất xỉu vì những đồ chơi lạ có hình lựu đạn gây nổ. Cơ quan chức năng phát hiện đồ chơi này có chứa Sodium bicarbonate và Acid Citric, bắn vào người có thể gây kích ứng da và niêm mạc mắt.
Các loại đồ chơi vũ khí hạn chế cho trẻ chơi, vì sẽ khiến trẻ có xu hướng bạo lực, tạo tâm lý hành vi không tốt, dễ cáu gắt, bạo lực với mọi người. Chúng đã gây nhiều tai nạn thương tâm như đạn nhựa bắn vào mắt, kiếm chọc vào người… Đồ chơi súng hơi còn nguy hiểm hơn vì đạn bắn phải mà không phẫu thuật ngay sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Theo: http://blogyeutre.com/