biên chế ngành sư phạm

Chạy biên chế: Lỗi do ai?

Đồ chơi mầm non Thiết bị mầm non Tin tức mầm non

Sư phạm dần không lôi cuốn được người tài bởi không ít lí do: lương thấp, khó vào biên chế,..cùng hàng nghìn lí do khác, nhưng có lẽ câu chuyện biên chế luôn là nỗi ám ảnh và là tâm điểm của mọi sự chú ý. Đã râm ran từ lâu nhưng có lẽ chưa bao giờ vấn đề “chạy” biên chế vào ngành giáo dục lại được phơi bày như lúc này. Không ít sinh viên theo học ngành sư phạm rỉ tai nhau, gia đình phải chuẩn bị sẵn bao nhiêu để sau này ra trường xin việc, xin vào biên chế. Không ít giáo viên dạy hợp đồng mòn mỏi 5 – 10 năm nhưng không đủ “thực lực” để vào biên chế…

Chuyện như đùa, nữ giáo viên “cặp kè” với hiệu phó với toan tính sẽ được vào biên chế có thật xảy ra ở Đắk Lắk phô bày ra tất cả. Biên chế không chỉ được “mai phục” bằng tiền mà còn nâng cấp có thể đánh đổi bằng tình.

Giáo viên có quyền nói không với những tiêu cực khi vào biên chế (Ảnh mang tính minh họa)
Giáo viên có quyền “nói không” với những tiêu cực khi vào biên chế

Một chính sách bị lợi dụng để mua bán, đổi chác khi người ta mất đi sự tự tôn, tự chủ, đạo đức, nhân phẩm. Đau đớn hơn khi những người đó làm việc trong môi trường giáo dục, mang trọng trách dạy người, dạy chữ và khoác trên mình những mỹ từ danh giá, cao cả.

Không ít lập luận, cũng không ít người thương xót cho người thầy và cho rằng vì cơ chế nên giáo viên phải “luồn cúi”, phải đánh đổi, làm đủ mọi cách để “chạy” vào biên chế. Nhưng thật ra, có phải lỗi chỉ nằm ở cơ chế?

Biên chế giúp giáo viên yên ổn, yên tâm làm việc, điều này là rất cần thiết với đặc thù nghề giáo, nhất là giáo viên ở vùng sâu vùng xa. Vậy nhưng, biên chế cũng trở thành chỗ “ẩn thân” cho những người thiếu năng lực nhưng ngại nỗ lực. Không thiếu những người yếu kém mong sớm tìm một chỗ “dừng chân” yên ổn. Vào biến chế rồi “khỏe tấm thân” có trong suy nghĩ của biết bao nhiêu người.

Kết quả hình ảnh cho giáo viên mầm non

Chính sách còn có nhiều kẽ hở nhưng mỗi người hoàn toàn có quyền lựa chọn để mình đứng ngoài những tiêu cực và sai trái. Nếu đủ tự trọng, tự tôn thì không ai có thể ép mình bán rẻ nhân phẩm, đạo đức. Bản thân không muốn thì không ai có thể lợi dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Cách đây không lâu, tại hội thảo về giáo dục ở TPHCM, một giảng viên công tác ở một trường Sư phạm đã mạnh dạn chỉ ra thực tế lắm người biết nhưng không nói: nhiều sinh viên ra trường muốn đi dạy phải… có tiền để “chạy việc”.

Bẽ bàng! Nhức nhối! Vậy nhưng, trong bất cập mà giảng viên này đề cập cũng lóe lên tia sáng: Nhiều sinh viên nói rằng như vậy thà các em thà đi làm công nhân!

Các bạn tự tin ở bản thân mình có thể kiếm công việc khác mà không phải luồn cúi, không phải bỏ tiền xin xỏ, để chạy vạy; không phải đánh đổi nhân phẩm, không biến mình thành người “con cờ” để người khác điều khiển, lợi dụng.

Đúng, các bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn, quyền tự chủ, quyền từ chối tiêu cực bằng chính sự tự trọng, tự tôn, tự chủ. Suy cho cùng đây là những phẩm chất cơ bản mà mỗi người thầy cần phải có vì đó vấn đề cốt lõi để làm người, vấn đề cốt lõi mà giáo dục cần mang lại cho học trò.

Kết quả hình ảnh cho giáo viên mầm non

Tình huống này cũng giống như tâm sự của một cô gái từng là giáo viên mầm non. Đi dạy được 3 năm, cô bỏ việc, xin làm nhân viên của một siêu thị điện máy trong sự phản đối và ái ngại của gia đình, người thân và bạn bè.

Chỉ có cô gái tự hiểu rằng, với tính cách nóng nảy của mình, nếu còn đi dạy có thể cô không giữ được sự điềm tĩnh, có thể cô sẽ bạo hành trẻ, rồi có thể cô sẽ bị dư luận lên án… Và cô tìm cách tự giải phóng mình trước khi đỗ lỗi vì công việc khó khăn, vì áp lực, vì lương thấp này nọ…

Không ai có thể bắt mình làm điều sai nếu bản thân không muốn. Vin vào vì chính sách, cơ chế để rồi cho mình “quyền được sai” thì mỗi người đang tự hủy hoại chính mình. Với nghề giáo, nó ảnh hưởng đến từng lớp thế hệ…

https://dochoiphulong.com/ sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *