Bạo hành trẻ em dần trở thành vấn nạn của xã hội với nỗi ám ảnh và lo sợ khi cho con đi nhà trẻ của những bậc phụ huynh có con ở tuổi đi nhà trẻ cơ quan chức năng cần phải làm gì để chấm dứt tình trạng này đang còn là một dấu hỏi lớn. Bà Phạm Thị Mỹ Linh 43 tuổi, chủ cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh ở phường Hiệp Thành, quận 12, Tp.HCM, đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam để điều tra về hành vi hành hạ người khác.
Xem thêm:
Đối tượng mà bà Linh cùng với bảo mẫu của mình hành hạ là trẻ em mầm non – đối tượng không có khả năng kháng cự. 2 bảo mẫu khác làm thuê cho bà Linh là Nguyễn Thị Đào, Phạm Như Quỳnh (cùng 23 tuổi) đã ra trình diện và bị triệu tập tại Công an quận 12.
Trước đó, Clip dài hơn 6 phút mà Báo Tuổi Trẻ đăng tải, đã gây rúng động dư luận. Một bầu không khí ám ảnh, hoang mang, lo sợ, phẫn nộ không chỉ ở cơ sở mầm non tư thục này, mà còn bao trùm cả một vùng dân cư.
Cũng trong khoảng thời gian này, Công an TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Hàn (còn gọi là Hoàn, 58 tuổi, trú tại Bình Thượng, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), để điều tra hành vi hành hạ cháu bé gần 2 tháng tuổi, ở phường Quang Trung, TP Phủ Lý).
Những hình ảnh do Camera của gia đình cháu bé đã ghi lại được cho thấy hành vi bạo hành trẻ sơ sinh của bà Hàn.
Một Clip ghi tại Trường mầm non Sen Vàng, nằm trong khu chung cư Skylight, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào đầu tháng 2 năm nay. Nhiều phụ huynh bị sốc. Hậu quả là cơ sở mầm non này đã giải thể. 2 cô giáo được Cơ quan công an xác định có dấu hiệu của tội Hành hạ người khác. Ngoài ra, những hậu quả nặng nề khác để lại cho trẻ em là chưa thể lường hết.
Trung bình mỗi năm 1.600 – 1.800 vụ xâm hại trẻ em. |
Thống kê cho thấy, ở Việt Nam gần 80% số trẻ em từ 2-14 tuổi bị bạo hành. Trung bình mỗi năm phát hiện từ 1.600 – 1.800 vụ xâm hại trẻ em. Chưa bao giờ trẻ em lại rơi vào tình cảnh mất an toàn nhiều như bây giờ.
Chuyện xảy ra như thế nào?
Trở lại vụ bạo hành trẻ em tại chủ cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh ở phường Hiệp Thành, quận 12, Tp.HCM. Công an quận 12 đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bà Phạm Thị Mỹ Linh (43 tuổi, ngụ quận 12, TPHCM) về hành vi “hành hạ người khác” theo điều 110 Bộ luật Hình sự.
Tại cơ quan điều tra, bà Phạm Thị Mỹ Linh – chủ cơ sở này đã thừa nhận hành vi dùng tay chân, vá múc canh, can nhựa, ống nhôm, lược, chổi, cây lau nhà, thậm chí là dao để hành hạ, đánh đập các bé từ 12 tháng đến 5 tuổi. Giải thích nguyên nhân vì sao bạo hành trẻ, bà Linh cho rằng do các bé hiếu động, nên bà ta phải đánh dằn mặt, để các cháu sợ và nghe lời bà ta và các bảo mẫu khác khi ăn, ngủ.
Còn trong vụ bà Nguyễn Thị Hàn, 58 tuổi có hành vi hành hạ trẻ sơ sinh ở phường Quang Trung, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam làm một trường hợp nguy hiểm. Theo Camera của gia đình nạn nhân ghi lại, thì bà Hàn đã đánh đập, quăng quật, và tung hứng cháu bé được 1 tháng 17 ngày tuổi.
Hành vi của bà Hàn gây phẫn uất trong dư luận, nhất là khi mẹ cháu bé đăng tải Clip này lên mạng xã hội Facebook. Tại sao bà Hàn lại có hành vi như vậy?
Tại Công an TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam bà Nguyễn Thị Hàn (còn gọi là Hoàn, 58 tuổi, trú tại Bình Thượng, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, Nam Định) đã thừa nhận hành vi hành hạ cháu bé gần 2 tháng tuổi (ở phường Quang Trung, TP Phủ Lý.
Những vụ bạo hành trẻ em tại các trường mầm non tư thục, hay bảo mẫu, người giúp việc trong gia đình diễn ra trong những năm gần đây không mới. Trớ trêu thay, vào thời điểm trước trong và sau ngày nhà giáo Việt Nam 20/11,nhiều vụ bạo hành trẻ em lại xảy ra đồng loạt, trong trường học, trong gia đình. Những hành vi bạo hành đối với trẻ em của một số cô giáo mầm non, bảo mẫu, người giúp việc như đã đề cập, khiến dư luận dậy sóng, nhiều người không khỏi bị sốc. Vậy giải pháp nào để hạn chế tình trạng nguy hiểm và hết sức đau xót này?
Thực tế, đối với trẻ dưới 18 tháng, không phải gia đình nào cũng có thể dành thời gian chăm sóc được, mà cuộc sống mưu sinh hay sự nghiệp buộc các bậc phụ huynh phải tìm người giúp việc.
Giải pháp cho nạn bạo hành trẻ em không chỉ nhìn từ góc độ giáo viên, người bảo mẫu, giúp việc mà ngay cả phụ huynh cũng cần phải có những hành động, việc làm thiết thực để bảo vệ con, cháu mình.
Có thể nói, trẻ em là đối tượng phải được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt. Vì đây là đối tượng không có khả năng tự bảo vệ, hãy tự chăm sóc bản thân. Trẻ em chính là thế hệ tương lai của đất nước. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần có chuỗi giải pháp từ chính quyền các cấp, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, đến các gia đình, nhà trường, mỗi giáo viên, bảo mẫu và nhân dân thì trẻ em mới được bảo vệ an toàn và được chăm sóc đặc biệt theo Luật Trẻ em và Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
Blogmamnon.net sưu tầm