GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
giáo án lớp lá Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Tàu thủy – máy bay
Độ tuổi: MGL
Thời gian: 30 – 35 phút
Số lượng trẻ: 25 – 30 trẻ
Người dạy: Nguyễn Thị Ngọc
I. Mục đích – yêu cầu.
1. Kiến thức
– Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo của tàu thủy, máy bay.
– Trẻ biết tác dụng, nơi hoạt động của tàu thủy, máy bay.
– Trẻ biết phải cẩn thận và tuân thủ luật khi tham gia giao thông.
– Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi trò chơi: “
2. Kỹ năng.
– Trẻ phân biệt được các loại hình giao thông.
– Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng.
– Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ.
– Trẻ có nề nếp trong giờ học, hào hứng tham gia vào hoạt động học
II. Chuẩn bị.
* Đồ dùng của cô.
– Giáo án điện tử.
– Nhạc bài hát: “ Anh phi công ơi”, “ Bạn ơi có biết”, que chỉ.
* Đồ dùng của trẻ.
– Tranh các hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông để trẻ chơi trò chơi.
– Mặt cười, mặt mếu.
– Lô tô các phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không và một số ptgt khác.
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức.
Chào mừng các con đến với chương trình “ Khoa học vui” ngày hôm nay. Rất vui đến tham dự chương trình ngày hôm nay chúng ta được chào đón các bác, các cô trong trường mầm non Cao Dương về dự, các con hãy nở một tràng vỗ tay để chào đòn các bác, các cô nào. Và không thể thiếu trong chương trình đó là sự góp mặt của các bạn lớp A1.
– Cô và trẻ hát bài “Anh phi công”
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
* Thảo luận
– Cho trẻ xem video về các phương tiện giao thông và đàm thoại:
+ Qua đoạn video các con quan sát được gì?
a. Phần 1: “ Bé vui khám phá” ( Tàu thủy, máy bay).
* khám phá Tàu thủy.
– Cho trẻ quan sát hình ảnh tàu thủy và đàm thoại:
+ Đây là hình ảnh gì?
+ Ai có nhận xét gì về tàu thủy?
+ Tàu thủy có những bộ phận nào?
+ Tàu thủy hoạt động ở đâu?
+ Tàu thủy chạy được nhờ gì?
+ Tàu thủy thuộc loại phương tiện giao thông đường gì?
+ Tác dụng của tàu thủy là gì?
+ Bạn nào được đi tàu thủy rồi? Khi ngồi trên tàu thủy thì các con phải như thế nào?
=> Khái quát: Tàu thủy chạy trên mặt nước, và chạy bằng động cơ. Tàu thủy là phương tiện giao thông đường thủy, tàu thủy có khoang nên chở rất nhiều người và hàng hóa. Khi ngồi trên tàu thủy các con phải ngồi im, nếu đi lại phải có người lớn đi cùng.
– Mở rộng: Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông đường thủy: Thuyền, ca nô…
Cô đọc câu đố
Chẳng phải chim
Mà có cánh
Chở hành khách
Đi khắp nơi
Là cái gì? ( Máy bay)
* Khám phá Máy bay.
+ Đây là hình ảnh gì?
+ Máy bay có đặc điểm gì?
+ Máy bay bay ở đâu?
+ Tác dụng của máy bay là gì?
+ Máy bay thuộc loại phương tiện giao thông đường gì?
+ Khi ngồi trên máy bay thì các con phải như thế nào?
=> Khái quát: Máy bay có đầu, thân, có cánh và bánh xe. Máy bay có rất nhiều chỗ ngồi bên trong nên có tác dụng chở người. Máy bay bay trên trời, máy bay được gọi là phương tiện giao thông đường hàng không.
Cho xem clip may bay cất cánh
– Mở rộng: cho trẻ quan sát máy bay trực thăng,máy bay chiến đấu….
* So sánh: Tàu thủy, máy bay
– Cho trẻ quan sát tàu thủy, máy bay và đàm thoại:
Tàu thủy, máy bay giống nhau và khác nhau ở điểm gì?
+ Giống nhau: Tàu thủy và máy bay đều chở người, và chạy băng động cơ.
+ Khác nhau: Tàu thủy là phương tiện giao thông đường thủy, máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không.
b. Trò chơi
* TC1: Trổ tài
– Cách chơi: chia lớp thành 2 đội: đường thủy và đường hàng không.Cô đã chuẩn bị lô tô các phương tiện giao thông, nhiệm vụ.
blogmamnon. net sưu tầm