giao-an-mam-non

giáo án về sáng kiến kinh nghiệm giúp cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi

Giáo án lớp lá Giáo án mầm non
                                            SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
giáo án lớp lá“Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 5 – 6 tuổi
nâng cao khả năng cảm thụ văn học”.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác hồ nói:
“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng và những cô giáo mầm non chính là những người tạo nên nét vẽ đầu tiên trên tờ giấy trắng đó. Vì vậy giáo dục mầm non có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này.
Giáo dục Mầm non được coi là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân; nó là cơ sở, là bậc học nền móng cho những giai đoạn tiếp theo của trẻ. Giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ: đức, trí, thể, mĩ … Trẻ nhỏ luôn có nhu cầu giao tiếp với xung quanh. Việc nắm được những tri thức khoa học giúp trẻ có một nhân cách toàn diện phù hợp với yêu cầu xã hội đề ra. Vì vậy đối với lứa tuổi này chúng ta cần chú trọng phát triển cho trẻ về mọi mặt trong đó nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng của giáo viên.
Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, giúp tâm hồn biết hướng tới cái thiện, cái đẹp, yêu quý cuộc sống . Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của minh. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ – tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của lời hát ru. Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ truyện hiện đại đó gieo vào lòng các em sự yêu mến với thế giới xung quanh, giúp các em hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. Thơ, truyện cũng dắt các em đi khắp mọi miền đất nước, giới thiệu cho các em những danh lam thắng cảnh nối tiếng của dân tộc cũng như trên thế giới.
Cùng với việc mở rộng nhận thức về thiên nhiên, truyện, thơ cũng mở rộng nhận thức cho các em về xã hội. Qua đó trẻ em biết được tình cảm yêu thương vô bờ bến mà tất cả những người làm mẹ đều dành cho con của mình (Mẹ của em), nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân để làm ra thóc gạo (Hạt gạo làng ta, Bác nông dân), công lao của các cô chú công nhân (Chiếc cầu mới), quá trình sản xuất ra những đồ dùng, dụng cụ cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày (Cái bát xinh xinh), có làm việc các em mới biết quý những giọt mồ hôi của mình, mới biết trân trọng những sản phẩm do mình làm ra (Cây rau của Thỏ út), truyền thống chống giặc ngoại xâm anh hùng của cha ông (Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng), những phong tục tập quán tốt đẹp cũng đến với tuổi thơ qua những tác phẩm văn học: “Sự tích bánh chưng, bánh dày”… từ đó các em biết định hướng tới những gì mình mong muốn được làm sau này (Ước mơ của Tý), (Làm nghề như bố)….
Văn học là một phương tiện giáo dục hiệu nghiệm. Hình tượng văn học có sức mạnh lôi cuốn trẻ thơ. Nó có tác động mạnh mẽ lên tình cảm của các em. Những bài học đến với các em tự nhiên không gò bó, không mang tính giáo huấn bắt buộc
                                              blogmamnon.net sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *