phát triển trường mầm non ngoài công lập

Phát triển trường mầm non ngoài công lập ở TX.Tân Uyên

Đồ chơi mầm non Thiết bị mầm non Tin tức mầm non

Chuyển đến nơi có điều kiện kinh tế phát triển là xu thế chung của hầu hết tất cả mọi người hiện nay, nhưng bên cạnh những thuận lợi của nền kinh tế mang lại thì vấn đề dân sinh cũng xảy ra không hề ít. Những năm gần đây, TX.Tân Uyên thu hút nhiều lao động ở ngoài tỉnh về làm ăn, sinh sống. Và cũng từ đây nhu cầu học tập của con em người lao động (NLĐ), nhất là lứa tuổi mầm non (MN) tăng cao. Hệ thống các trường MN ngoài công lập (NCL) ở TX.Tân Uyên đang phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của NLĐ.

trang thiết bị đồ chơi ngoài trời cho trẻ
                      Trang thiết bị đồ chơi ngoài trời cho trẻ

 Đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ

TX.Tân Uyên hiện có 444 nhóm lớp MN, mẫu giáo (MG), với 12.833 trẻ; trong đó NCL có 323 nhóm lớp, với 8.621 trẻ, chiếm tỷ lệ trên 67%. Các xã phường: Tân Hiệp, Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp có số trường, nhóm trẻ, lớp MG độc lập nhiều nhất. Qua con số này cho thấy, hệ thống giáo dục MN NCL đã có những đóng góp đáng kể, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ ở lứa tuổi này. Một số chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng trường MN, MG khá khang trang và mức thu học phí phù hợp, để những NLĐ bình thường cũng có khả năng gửi con em vào học. Một số cơ sở quan tâm đến đội ngũ, như trường MN An Thành (phường Thái Hòa) còn dành 2 phòng cho các cô giáo ở nội trú miễn phí.

Bài viết liên quan: Mở trường mầm non tư thục cần bao nhiêu vốn

Bà Nguyễn Kim Duyên, Phó phòng GD-ĐT TX.Tân Uyên đánh giá, nhìn chung đa số cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục MN NCL đã được các chủ đầu tư xây dựng, mua sắm, trang bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu theo quy định của ngành giáo dục, để phục vụ việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm, các cơ sở này đã thu nhận một lượng lớn trẻ trong độ tuổi MN, MG; đặc biệt là con em của NLĐ từ các tỉnh, thành khác chuyển đến, giúp họ an tâm làm ăn sinh sống, đồng thời góp phần giảm áp lực cho các trường công lập. Các cơ sở đã có sự cố gắng thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, an toàn cho trẻ, có chú ý cân đo, khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Một số trường đã hợp đồng được những người trước đây làm công tác lãnh đạo ở trường công lập, nên có kinh nghiệm trong quản lý, hoạt động chuyên môn và đề xuất với chủ đầu tư tổ chức được các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu của ngành.

Những vấn đề cần quan tâm

Tuy các cơ sở giáo dục MN NCL đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết nhu cầu học tập cho con em lao động ngoài tỉnh, nhưng hoạt động của một số cơ sở vẫn còn những hạn chế nhất định. Mặc dù chủ đầu tư có quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nhưng vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Tại một số cơ sở chúng tôi đến thăm, phòng học còn chật hẹp, đồ dùng, đồ chơi thiếu và nghèo nàn. Đã vậy hầu hết sĩ số cháu trong mỗi lớp đều vượt quá quy định, có nơi gần 50 cháu/lớp. Và một điểm chung khác ở các cơ sở giáo dục NCL là đội ngũ giáo viên thiếu và thường biến động.

Kết quả hình ảnh cho thiết bị vui vui chơi ngoài trời cho bé

Từ thực trạng này nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị chưa được các cơ sở quan tâm thực hiện đầy đủ nội dung theo chương trình quy định. Theo quan sát của chúng tôi, nhiều cơ sở chỉ chú trọng phần nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, giáo viên ít tổ chức các hoạt động cho trẻ. Đơn cử, tại trường MN Hồng Hà (xã Hội Nghĩa), mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên và 1 bảo mẫu, nên giáo viên rất vất vả trong việc chăm sóc, tổ chức các hoạt động cho cháu, trong khi đó bảo mẫu do không có nghiệp vụ nên không hỗ trợ được cho giáo viên. Bữa ăn của cháu cũng là vấn đề cần quan tâm. Có những cơ sở thu tiền ăn 18.000 – 20.000 đồng/ trẻ, thấp hơn so với mức chung của trường công lập, do đó bữa ăn chưa bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cho cháu.

Từ chủ trương xã hội hóa giáo dục, các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng trường học, cơ sở giáo dục MN, MG, góp phần cùng Nhà nước giải quyết nhu cầu học tập của trẻ ở lứa tuổi này. Bà Kim Duyên cho biết thêm, để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Phòng GD-ĐT sẽ tiếp tục hỗ trợ, tư vấn chuyên môn cho các cơ sở NCL. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý và giáo viên của các cơ sở giáo dục MN NCL. Ngành cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban ngành trong công tác chỉ đạo, quản lý các cơ sở, kịp thời, giúp đỡ cơ sở giải quyết những khó khăn, hạn chế trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

https://blogmamnon.net/ sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *