vai-tro-cua-giao-vien-mam-non-la-gi

Những vai trò của giáo viên mầm non là gì trong giáo dục trẻ em

Bài viết nổi bật Tin tức mầm non

Đối với trẻ thì ngoài gia đình thì cô giáo dạy mầm non có thể xem như một “người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin , học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ trong môi trường trường lớp, chính vì vậy mà người làm giáo viên mần non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ra một thế hệ  “mầm non” tương lai cho đất nước.


Bài viết liên quan:

– Kỹ năng cần thiết cho giáo viên mầm non

Kỹ năng mềm mà giáo viên mầm non cần phải có

– Nghề giáo viên mầm non có phải chỉ là làm người giữ trẻ


1. Yêu cầu cần có với người giáo viên

Điều trước tiên không thể thiếu ở giáo viên mầm non là tình yêu thương đối với trẻ, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, thực sự là người mẹ hiền thứ hai và kiên trì trong quá trình dạy trẻ, có lòng nhiệt tình và có lòng ham muốn môn học. Nắm vững phương pháp giáo dục dành cho trẻ, phải tìm các giải pháp và sử dụng các biện pháp dạy trẻ sao cho phù hợp, sáng tạo và thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức cho trẻ để tránh sự nhàm chán.

Giáo viên phải là người có kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm qua mạng, từ bạn bè đồng nghiệp.

Những vai trò của giáo viên mầm non là gì
Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho trẻ, thường xuyên nghiên cứu sưu tầm các bài thơ, câu truyện, trò chơi phù hợp để lồng ghép tích hợp vào bài dạy

2. Cơ sở vật chất cần thiết cho việc học tập của trẻ

Cần chuẩn bị đồ dùng đẹp, sinh động hấp dẫn. Cần nghiên cứu làm nhiều đồ dùng đẹp khoa học, dễ sử dụng để thu hút trẻ và nâng cao hiệu quả của giờ học.
  • Trong khi dạy, nếu có đủ đồ dùng đẹp, nhất là đồ dùng đó do trẻ tự làm ra thì tiết học sẽ hấp dẫn hơn. Đó là một yếu tố giúp trẻ hào hứng trong học tập và giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ có nhiều thuận lợi.
  • Sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy một cách thành thạo và phù hợp.

3. Kỹ năng cần có của giáo viên mầm non

  • Giờ hoạt động phải biết sử dụng đồ dùng phù hợp, gây hứng thú cho trẻ.
  • Biết chọn bài kết hợp phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp bài dạy hợp lý, biết chọn nội dung tích hợp, trình bày, hấp dẫn và phù hợp trẻ.
  • Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng cá nhân trẻ để có phương pháp dạy phù hợp.
  • Phát triển khả năng nhận thức về toán cho trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục đồng bộ. Kết hợp trong giờ dạy khéo léo, sinh động hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ.
  • Trong quá trình dạy, giáo viên phải quan tâm đến kiến thức cá nhân để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.
  • Phải tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Các bài tập chuẩn bị cho giờ hoạt động chung cũng như dạy các kỹ năng về toán cho trẻ.
  • Tạo môi trường, tâm thế thoải mái để trẻ hoạt động môn làm quen với toán
  • Giáo viên phải có sự tham mưu với nhà trường và phối hợp với các bậc  phụ huynh để có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động môn làm quen với toán.
  • Qua đó cho thấy việc giảng dạy trẻ em mầm non ngoài việc cần phải có rất nhiều kỹ năng cùng kinh nghiệm thì còn cần có lòng nhiệt huyết yêu nghề và yêu trẻ. Đây cũng là một điều quan trọng cần chú ý hiện nay, nhất là trong tình trạng hàng loạt thông tin cô giáo mầm non đánh, trói trẻ khiến cho xã hội hoang mang như hiện nay.

Blogmamnon Sưu Tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *