Giáo sinh ngành sư phạm mầm non chưa ra trường đã được tuyển hết liệu có phải là sự thật. Vậy thực tế của sự việc này như thế nào, liệu giáo viên mầm non trong thực tế như thế nào.
Nhiều địa phương khát giáo viên mầm non và tiểu học
Các con số mà ngành giáo dục TP.HCM đưa ra thật đáng quan ngại, trong 3 năm học gần đây, mỗi năm có hơn 1.000 giáo viên mầm non xin ra khỏi hệ thống trường mầm non. Hiện thành phố này đang thiếu 7.695 giáo viên mầm non so với quy định của Bộ GD-ĐT.
Lãnh đạo nhiều Sở GD&ĐT cho hay, địa phương thiếu hàng ngàn giáo viên mầm non. Trong đó, Thanh Hóa thiếu nhiều nhất. Cụ thể, tỉnh này hiện thiếu khoảng 2.500 giáo viên mầm non và gần 400 giáo viên bậc tiểu học.
Số liệu của Bộ GD&ĐT năm trước cũng cho thấy, bậc mầm non thiếu 32.641 người và bậc tiểu học thiếu 7.824 và trong năm nay con số này cũng không được cải thiện nhiều.
Thực tế về công việc và lương của giáo viên
Với hệ số 1,86, nhiều giáo viên trẻ mới ra trường chỉ có mức lương hơn 3,2 triệu đồng, còn giáo viên sắp nghỉ hưu cũng chỉ nhận được hơn 5 triệu đồng/tháng.
Theo văn bản Bộ GD&ĐT gửi Bộ Nội Vụ và Bộ Lao động Thương binh Xã hội về tổng hợp quỹ tiền lương của ngành tính đến ngày 31/12/2016 cho thấy, mức lương của giáo viên thấp nhất hiện nay là 3,2 triệu đồng, tập trung nhiều vào số giáo viên trẻ mới ra trường.
Giáo viên mầm non, tiểu học có hệ số lương khởi điểm thấp nhất là 1,86%, phụ cấp đứng lớp 35%. Giáo viên có thâm niên 15-25 năm cũng chỉ nhận mức lương từ 7-8 triệu đồng, không có trợ cấp gì thêm.
Như vậy mức lương của giáo viên mầm non, tiểu học hiện đang thấp hơn mức lương tối thiểu vùng I (3.750.000 đồng), tương đương mức lương tối thiểu vùng II (3.320.000 đồng).
Song trên hết, nếu không có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng, không giảm áp lực cho giáo viên mầm non nói riêng và giáo viên nói chung thì nỗi ám ảnh thiếu nhân lực của ngành sư phạm sẽ khó bề giải quyết.
Blogmamnon.net sưu tầm