11 món đồ chơi mẹ có thể tự làm cho bé mà bé chơi cả ngày không hề chán, ý tưởng đó khả quan nếu mẹ tìm hiểu kĩ và kiên trì. Chỉ dành cho con một chút thời gian nhỏ của mình vì tham gia các trang mạng xã hội mẹ đã có thể tạo cho con những món đồ chơi không nguy hiểm và tiết kiệm.
Trò bi lắc
– Kẹp quần áo
– Hộp đựng giày
– Chốt gỗ
– Dao rọc giấy
– Giấy gói
– Súng bắn keo
– Sơn phun
– Quả bóng bàn
– Thước kẻ
Cách làm:
Mỗi chiếc kẹp quần áo sẽ ứng với mỗi cầu thủ. Đầu tiên bạn hãy xác định vị trí của gôn và thủ môn ở 2 đầu hộp giày và đục lỗ to ở 2 đầu như trên hình. Luồn những que gỗ tròn qua những lỗ 2 bên chiều dài của hộp như hình rồi cố định bằng súng bắn keo. Kẹp các kẹp quần áo lên thanh gỗ. Bước cuối cùng là bọc hộp lại trang trí và có thể bắt đầu chơi được rồi!
Những con rối bóng
Dụng cụ:
– Hộp ngũ cốc rỗng
– Giấy A4
– Băng dính
– Giấy bìa màu đen
– Que gỗ nhỏ
Cách làm:
– Đầu tiên cạy các mặt nắp của hộp ngũ cốc ra và trải phẳng.
– Tiếp theo, cắt ra hai hình chữ nhật lớn trên mỗi mặt của hộp ngũ cốc. Các hình chữ nhật cần 19 x 28cm.
– Khoét 1 mặt và dán giấy A4 trắng phủ lên tạo màn hình.
– Lắp lại hộp, cắt bỏ nắp hộp thừa.
– Cắt các hình thù con rối bằng giấy a4 đen và dính vào đầu cây gỗ.
– Và cuối cùng là trang trí và để ở mặt sau 1 bóng đèn chiếu.
Những quả bóng dẻo đáng yêu
Những quả bóng đáng yêu với các sắc thái biểu cảm khác nhau này có thể là đồ chơi cho cả trẻ con lẫn người lớn. Kéo dãn, bóp hay làm méo chúng thành những khuôn mặt méo mó sẽ rất thú vị.
Dụng cụ:
– Bút dạ
– Bóng bay
– Bột mì
– Nước
Cách làm
– Hòa bột mì với nước thành hỗn hợp sệt có thể nặn được
– Nặn đất thành từng viên tròn rồi nhét vào những quả bóng bay
– Thắt nút các quả bóng bay lại.
– Để bé thỏa sức trang trí các biểu cảm lên quả bóng
Trống lắc
Chiếc trống nhỏ nhắn này rất dễ làm, tuy nhiên cho trẻ con nghịch thì sẽ rất ồn ào đấy.
Dụng cụ:
– Súng bắn keo
– Băng dính màu sắc
– Hạt gỗ nhiều màu
– Hộp tròn rỗng
– Que gỗ
– Dây len
Cách làm:
– Khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng bắn keo.
– Khoan 2 bên hộp rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên.
– Dùng băng dính trang trí mặt trống và que trống.
Mê cung bóng
Dụng cụ:
– Khay gỗ
– Chốt gỗ
– Sơn
– Bút chì
– Súng bắn keo
– Thanh gỗ
– Bi nhiều màu
Cách làm
– Cắt những thanh gỗ thành những đoạn so le.
– Cố định vào các đầu của khay gỗ như hình.
– Nhớ là sơn các thanh gỗ trước khi dính vào khay.
– Thả bi vào và chơi thôi.
Bếp đồ chơi
Dụng cụ:
– Hộp nhựa
– Các thứ đồ chơi nhựa vật dụng nhà bếp
– Những tấm bìa đã in hình bếp
– Băng dính
– Kéo
Cách làm
– Cắt các hình bếp ra
– Dán lên nắp hộp
– Cho tất cả đồ chơi vào trong hộp
Vậy là mỗi lần trẻ chơi trò đầu bếp thì dụng cụ đều ở bên dưới vừa gọn gàng vừa dễ lấy!
Con quay
Dụng cụ:
– Bìa cac-tông
– Giấy màu tùy thích
– Keo dính
– Dây len
– 1 cái que sắt
Cách làm:
– Cắt 2 bìa thành 2 mảnh tròn
– Đục 2 lỗ giữa hình tròn
– Trang trí 2 mặt tròn
– Luồn dây qua 2 lỗ
Ếch săn ruồi
– Giấy bìa màu (hoặc lõi giấy vệ sinh bỏ đi).
– Dây len nhiều màu.
– Bìa màu các loại.
– Sơn hoặc màu vẽ.
– Kim, chỉ
Cách làm:
– Cắt hình con ruồi, mắt và chân tay chú ếch
– Cuộn lõi giấy vệ sinh hoặc cuộn bìa như hình, luồn dây, và cố định 1 đầu làm phần thân sau của ếch bằng chỉ khâu lại như trên hình.
– Dính mắt, chân, tay vào ếch
– Dính con ruồi vào đầu dây kia
Khuôn mặt đa cảm xúc
Dụng cụ:
– Bìa cát-tông
– Bìa màu các loại
– Kéo
– Ghim giấy loại bẻ được
Cách làm:
– Cắt bìa cát-tông thành các hình khuôn mặt, mũi, miệng, má…. như hình. Tất cả đều rất dễ cắt vì đều là hình cơ bản. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ tự cắt.
– Dán giấy màu lên các bộ phận trên gương mặt.
– Cố định bằng ghim.
Ghim này có thể xoay được dễ dàng nên bạn có thể xoay mắt, mày, mũi… để tạo thành những biểu cảm khác nhau gây cười cho trẻ.
Công trường mini
– Những chiếc xe tải đồ chơi
– Hộp nhựa to
– Cát và sỏi
Cách làm: Cực kì đơn giản
Đổ tất cả cát vào hộp. Rải sỏi lên, cho xe đồ chơi vào. Thế là đã xong 1 trò rất thú vị cho trẻ!
Ném vòng
Vật dụng:
– Đĩa giấy
– Sơn màu
– Lõi giấy
– Kéo
Cách làm:
– Khoét tròn phần giữa đĩa giấy sao cho lỗ có thể xuyên qua lõi giấy dễ dàng
– Để 1 chiếc đĩa giấy làm trụ và dính lõi lên
– Sơn những chiếc vòng đĩa giấy theo màu sắc tùy thích
Thế là xong! Bạn có thể đặt những chiếc lõi giấy và cùng trẻ chơi trò ném vòng tròn vào lỗ rồi đấy!
Blogmamnon.net sưu tầm